Những năm đầu đến lớp học mẫu giáo của trẻ luôn là giai đoạn nhạy cảm bởi đây là lúc mà trẻ có những bước phát triển to lớn về cả kỹ năng xã hội, thể chất cũng như cảm xúc trí tuệ. Không ít các bậc cha mẹ băn khoăn không biết trẻ sẽ học được những gì ở các lớp học mẫu giáo và làm gì để trẻ duy trì, phát triển kỹ năng đó khi ở nhà. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.
I/ Trẻ học được gì tại các lớp học mẫu giáo ở Hà Nội
1/ Chữ cái và cách phát âm
Ở trường: Thông thường, trẻ sẽ được tiếp xúc, nhận diện và đọc 29 chữ cái (Bao gồm cả chữ hoa và chữ thường), qua đó các bé sẽ biết được tên của mình, có thể đọc và viết được nó. Ngoài ra, bé cũng sẽ được học một số chữ đơn giản như “bố”, “mẹ”, “ông”, “bà”…
Ở nhà: Cha mẹ có thể củng cố việc đọc chữ cái bằng cách cho trẻ chơi những đồ chơi có liên quan đến việc học, như bài hát ABC, đọc chữ trên thẻ bài tiếng Việt, cùng nhau nấu ăn, dạy cho bé những chữ có trong công thức chế biến. Đây là những hoạt động thú vị, bổ ích vừa học vừa chơi mà bạn có thể thử.
Trẻ ở những lớp học mẫu giáo thường đang trong giai đoạn “vàng” để sử dụng ngôn ngữ, thói quen đọc sách. Vì vậy, hãy phát triển sớm những kỹ năng này. Cha mẹ nên nói chuyện với trẻ nhiều hơn, thường xuyên đọc sách cho bé nghe mỗi ngày, chỉ ra những từ ngữ và hình ảnh thú vị. Đừng quên đặt câu hỏi và thảo luận với trẻ nhé!
2/ Màu sắc, hình dạng và đối tượng
Ở trường: Trẻ sẽ được cô giáo hướng dẫn, giới thiệu cách gọi tên màu sắc, hình dạng cơ bản và bộ phận trên cơ thể.
Ở nhà: Thông qua quá trình đọc sách cùng con, hãy đặt những câu hỏi thú vị về màu sắc như: “Chiếc áo đó có màu gì”, “Hộp bút có hình gì?”. Hoặc biến mọi thứ thành trò chơi như trò “ở đâu?” để học về các bộ phận trên cơ thể. Ví dụ, chỉ và hỏi: “Mũi của mẹ ở đâu?”, “Tai của con ở chỗ nào?”…
Trẻ học được những gì khi theo học các lớp mẫu giáo
3/ Số và cách đếm
Ở trường: Học đếm từ 1 -10 là một trong những kỹ năng toán học đầu tiên mà trẻ cần phải tiếp cận. Đếm cũng là kỹ năng thường bắt đầu bằng việc ghi nhớ. Do vậy, ở tại các lớp mầm non, cô giáo sẽ cùng các bé sử dụng công cụ như que đếm….giúp bé đọc và xác định được số lượng đồ vật, con vật trong phạm vi 10.
Ở nhà: Chỉ học ở trường là chưa đủ, về nhà, các mẹ hãy gia tăng cách đếm số trong cuộc sống thường ngày của trẻ. Hãy yêu cầu các bé đếm cùng bạn số bậc cầu thang, số bút chì màu, số hộp thực phẩm, số quần áo…. Đừng quên đặt cho con những câu hỏi, chẳng hạn như: “Có bao nhiêu hộp ngũ cốc trong tủ lạnh?”; “Trên bàn có tất cả bao nhiêu quả chanh?”…
4/ Cắt, vẽ
Ở trường: Cô giáo ở lớp học mẫu giáo sẽ bước đầu giúp trẻ sử dụng kéo trong học tập. Khi phối hợp tay và mắt thì kỹ năng vận động của trẻ sẽ phát triển tốt hơn.
Ở nhà: Bố mẹ mua cho bé bút chì hay phấn có nhiều màu sắc để trẻ có cơ hội tập vẽ. Hoặc cho trẻ chơi đất nặn để giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động hơn.
5/ Kỹ năng xã hội và sự chia sẻ
Ở trường: Phát triển kỹ năng xã hội là điều vô cùng quan trọng trước khi cho con đi học mẫu giáo. Dô vậy, ở lớp, các bé sẽ được hướng dẫn về cách chia sẻ, hợp tác để có thể làm việc cùng nhau. Đặc biệt, trẻ sẽ được học cách truyền đạt những mong muốn và nhu cầu của mình tới người khác như bạn bè và thầy cô.
Ở nhà: Cha mẹ có thể phát triển kỹ năng xã hội của trẻ bằng cách tổ chức ra những buổi đi chơi với những gia đình khác hoặc hướng cho trẻ tuân theo một số quy tắc như dọn giường ngủ hoặc sắp xếp đồ chơi. Điều này sẽ giúp các bé có trách nhiệm với cuộc sống xung quanh của mình.
II/ Những dấu hiệu của trường mầm non mà bạn không nên cho con theo học
Trẻ học được những gì là một phần, phần quan trọng hơn mà các bậc phụ huynh quan tâm là ngôi trường mà mình chọn cho con em theo học. Dưới đây là một số dấu hiệu của trường mầm non mà bạn nên bỏ qua.
1/ Có phàn nàn từ phụ huynh
Bạn đừng ngần ngại đánh giá một trường mầm non dựa trên những gì nghe được từ những phụ huynh khác. Bởi nếu “không có lửa thì làm sao có khói”, tuy nhiên, bạn cũng không nên tin hoàn toàn, rất có thể những lời nhận xét tiêu cực đó đến từ sự hiểu lầm hoặc một vài trải nghiệm tiêu cực của nhà trường. Tốt hơn hết, hãy dành thời gian đến trực tiếp trường đẻ tham quan, nếu có chút cảm giác lấn cấn thì tốt hơn hết là đi tìm kiếm ngôi trường khác.
2/ Nội quy không thống nhất
Đối với bất kỳ tổ chức nào, dù to hay nhỏ thì nội quy luôn có vị trí quan trọng. Nếu thấy trường mẫu giáo không có những quy định rõ ràng về giờ giấc làm việc, cách xử lý trong những trường hợp phát sinh, khẩn cấp thì chắc chắn cách tổ chức của ngôi trường đó có vấn đề.
3/ Chính sách về sức khỏe lỏng lẻo
“Trẻ con như búp trên cành”, hơn nữa giai đoạn mầm non là lúc các bé dễ bị ốm đau nhất, đo đó, những trường mầm non có chính sách lỏng lẻo về sức khỏe thì nên gạch bỏ tên ra khỏi danh sách. Hãy ưu tiên những trường có tổ chức tiêm ngừa hay kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Trường mầm non cần có chính sách riêng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ
4/ Chương trình giảng dạy có vấn đề
Để phát triển toàn diện, trường mầm non cần có sự đa dạng trong chương trình học và cơ hội để phát triển. Nếu nhà trường không thực hiện cũng như thay đổi thường xuyên những hoạt động thích hợp với độ tuổi của bé thì phụ huynh nên xem xét lại.
Nếu giáo viên không dành thời gian đọc sách cho các bé, không khuyến khích sự sáng tạo thì trẻ không thể phát triển đầy đủ về mặt tư duy. Một dấu hiệu xấu khác nữa là chương trình học không tạo điều kiện cho con khám phá thế giới xung quanh mình.
5/ Giáo viên không đủ trình độ
Theo quy định, giáo viên mầm non ít nhất phải được đào tạo 2 năm ở bậc đại học và có kiến thức nền tảng về sự phát triển của trẻ em. Họ cũng phải là những người có trách nhiệm, nhiệt tình và có tình yêu thương trẻ. Các cô cũng cần phải là người biết lắng nghe ý kiến phụ huynh về các vấn đề khác nhau có liên quan đến trẻ như: Chăm sóc, ngủ nghỉ, kỷ luật, chế độ dinh dưỡng. Quan trọng hơn cả là nhà trường phải có đủ giáo viên và không được quá 20 trẻ trong một lớp.
6/ Giáo viên không được hưởng lương đầy đủ
Việc thay đổi nhân sự là vấn đề nan giải không chỉ riêng của một tổ chức nào. Tại các trường mầm non, nếu giáo viên không được hưởng lương đầy đủ thì khả năng nghỉ việc rất cao, điều này làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý, chất lượng học sinh. Vì vậy, bạn hoàn toàn không nên chọn trường có biến động nhân sự cao.
7/ Cơ sở vật chất nghèo nàn, không đảm bảo sự an toàn
Trường mầm non tốt, đủ tiêu chuẩn phải là nơi sạch sẽ, an toàn, đáp ứng đủ yêu cầu về tiêu chuẩn. Những vị trí như cầu thang, sàn nhà, toilet, khu nấu ăn phải được vệ sinh thường xuyên. Ngoài ra, đồ chơi, thiết bị trong phòng học cần được vệ sinh và sử dụng tốt, các máy móc chạy bằng điện phải được bảo vệ, che chắn, tránh tình trạng giật điện gây chết người. Bên cạnh đó, mỗi lớp học phải có hộp sơ cứu và bình chữa cháy.
8/ Giấy phép quá hạn
Trường mẫu giáo bắt buộc phải có giấy phép và chứng nhận còn hiệu lực của sở giáo dục và đào tạo để đảm bảo các quy định về sức khoẻ và an toàn. Nếu trường không thể đưa ra được loại giấy phép này, bạn nên suy nghĩ lại.
Cho con theo lớp học mẫu giáo luôn là vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi đi học mẫu giáo, trẻ được học những gì mà mang đến cho bạn những tip bổ ích trong việc chọn trường cho con. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để tìm hiểu thêm bạn nhé!
Lưu Việt An là một tác giả và chuyên gia tư vấn giáo dục với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn tuyển sinh đại học và sau đại học. Ông đã tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân và hiện là cố vấn chính cho một trung tâm tư vấn giáo dục hàng đầu tại Hà Nội. Lưu Việt An được biết đến như là người có đóng góp lớn vào việc giúp hàng nghìn học sinh và phụ huynh tìm ra con đường học tập phù hợp và thành công. Đọc tiếp!