Chương Trình Giáo Dục Mầm Non Tại Trường Quốc Tế Việt Úc (VAS)

1. Đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi mầm non

Ở từng giai đoạn phát triển, trẻ đều có đặc điểm tâm lý thay đổi khác nhau và ở lứa tuổi mầm non nói riêng cũng không ngoại lệ. Do đó, phụ huynh cần nắm bắt tâm lý trẻ mầm non để dễ dàng trong việc chọn trường và chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với sự phát triển của trẻ. Một số đặc điểm tâm lý thường biểu hiện ở trẻ mầm non như:

  • Tò mò thích khám phá thế giới xung quanh: quan sát, sờ nắm và nhận biết các vật xung quanh là những đặc điểm ở lứa tuổi này. Các trò năng động như: ném bóng, nghịch nước, chơi đồ hàng,… sẽ khiến trẻ thích thú.
  • Bắt chước theo người lớn: đến giai đoạn này trẻ sẽ thích giao tiếp và bắt đầu học theo cử chỉ, hành động của người thân xung quanh và nói một vài chữ bắt chước từ người lớn hoặc do người lớn dạy. Đây là giai đoạn vàng, để giúp trẻ hình thành khả năng giao tiếp tiếng Việt hoặc một ngôn ngữ khác như tiếng Anh,…

Trẻ mầm non học ngoại ngữ với giáo viên bản xứ tại VAS

Trẻ mầm non học ngoại ngữ với giáo viên bản xứ tại VAS

  • Thích được chăm sóc, dỗ dành: trẻ trong giai đoạn mầm non thường hiếu động nên sẽ không tránh khỏi việc phạm lỗi. Nhưng thay vì quát mắng trẻ, hãy giải thích cho trẻ hiểu hành động đó là sai và nên nhẹ nhàng an ủi, thay vì la mắng làm trẻ hoảng sợ.
  • Ý thức cá nhân bắt đầu được hình thành: tuy còn bé nhưng trẻ đã dần nhận thức và có thể đưa ra ý kiến cá nhân về một món ăn, một bản nhạc hay một bộ phim hoạt hình. Đặc biệt, những lời khen từ người xung quanh cũng được trẻ chú ý và nhận biết. Do đó, ba mẹ nên tránh việc khen chê hay la rầy trẻ trước mặt người khác để tránh trẻ tự ti hoặc tự mãn về bản thân.
  • Biểu hiện tự lập: thực chất trẻ rất thích tự mình làm mọi việc như đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo,…Nhưng thông thường ba mẹ luôn làm giúp bé thay vì hướng dẫn bé những điều này. Tại các trường mầm non hiện nay, chương trình giáo dục luôn hướng trẻ theo lối sống tự lập ngay từ khi còn bé, khuyến khích trẻ tự làm mọi việc trong khả năng của mình.
Xem tiếp  Độ Tuổi Nào Sẽ Phù Hợp Cho Bé Đi Nhà Trẻ?

2. Những chương trình giáo dục mầm non kích thích trẻ đến trường

Tại Trường Quốc tế Việt Úc (VAS), trẻ mầm non được vui chơi học tập theo phương pháp STEAM. Đây là chương trình tích hợp kiến thức từ 5 lĩnh vực: Kỹ thuật, Khoa học, Công nghệ, Nghệ thuật, Toán học giúp trẻ có cơ hội phát triển đa lĩnh vực và rèn luyện tư duy đa chiều cùng với kỹ năng phân tích, tổng hợp để giải quyết các vấn đề.

Để ứng dụng phương pháp này, VAS đã xây dựng các hoạt động học thuật như:

  • Học theo dự án: các dự án học thuật theo từng môn học được giáo viên đề xướng để trẻ cùng tham gia. Qua đó, trẻ có thể áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời có được những trải nghiệm thú vị cùng giáo viên và bạn bè.
  • Đánh thức niềm đam mê Khoa học – Kỹ thuật bằng cách để trẻ tiếp xúc với máy tính (ICT) và một số dụng cụ máy móc từ cơ bản đến phức tạp. Trẻ sẽ được thực hành kiến thức tin học cơ bản và cùng giáo viên nghiên cứu khám phá nguyên lý vận hành của các thiết bị. Đây sẽ là nền tảng cho khả năng tư duy logic sáng tạo để vận hành vào các tiết học chế tạo robot ở bậc Tiểu học hoặc xa hơn là tham gia vào cuộc thi VAS Robocon.

Ứng dụng STEAM vào quá trình dạy và học kích thích trẻ thích đến trường

Ứng dụng STEAM vào quá trình dạy và học kích thích trẻ thích đến trường

Xem tiếp  Trẻ Học Được Gì Tại Các Lớp Học Mẫu Giáo?

Có thể nói, phương pháp ứng dụng STEM vào chương trình giáo dục mầm non là bước đệm giúp trẻ có thể phát huy khả năng sáng tạo một cách toàn diện để từ đó có những giải pháp mang tính ứng dụng cao vào công cuộc phát triển xã hội dù sau này hoặc có thêm kiến thức, hành trang để tham gia các cuộc thi hay dự án nghiên cứu khoa học.

Song song với chương trình giáo dục STEAM, VAS còn kết hợp hài hòa chương trình giáo dục quốc gia (MOET) và chương trình Tiền tiểu học của Anh Quốc (Early Years Foundation Stage) để giúp trẻ phát triển kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp trong giai đoạn này.

Với sự tham gia của các chuyên gia giáo dục ưu tứu đến từ nhiều quốc gia như: Anh, Mỹ, Úc… cùng với đội ngũ giáo viên ưu tú được đào tạo chuyên sâu trong việc giảng dạy ngoại ngữ sẽ giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với ngôn ngữ mới trong 10-20 tiết tiếng Anh mỗi tuần. Các bé mầm non sẽ nhanh chóng phát huy tối đa khả năng phản xạ trong giao tiếp và phát âm tiếng Anh một cách tự nhiên.

Bên cạnh đó, hoạt động kịch nghệ, kể chuyện hay các trò chơi tương tác do giáo viên, nhà trường tổ chức sẽ giúp trẻ làm quen với 4 kỹ năng nghe, nói, tiền đọc và tiền viết ở cả 02 ngôn ngữ Anh – Việt. Hơn nữa, các cuộc thi như: Spelling Bee (Đánh vần tiếng Anh), English Speaking Contest (Cuộc thi hùng biện tiếng Anh ESC) vá một số hoạt động khác đã trở thành sân chơi bổ ích cho trẻ có cơ hội rèn luyện khả năng ngoại ngữ và sự tự tin khi đứng trước đám đông thể hiện chính mình.

Xem tiếp  Phương Pháp Hữu Ích Để Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non

Để ươm mầm những tài năng tí hon này, VAS đã trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại như: phòng thí nghiệm – thực hành, phòng nhạc, phòng hội họa, phòng công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm,…. Để những trải nghiệm học tập thực tế thúc đẩy học sinh phát triển toàn diện và hăng hái với việc đến trường mỗi ngày.

Bài viết liên quan