Những Điều Cần Biết Về Các Đới Khí Hậu Trên Trái Đất

Trái Đất có sự đa dạng về khí hậu, ngày nay các nhà khoa học đã chia Trái Đất thành 5 đới khí hậu đặc trưng khác nhau. Hãy cùng Blog Trung Học Phổ Thông tìm hiểu xem đặc điểm của các đới khí hậu trên Trái Đất và xem thử Việt Nam của chúng ta thuộc đới khí hậu nào nhé!

Đới khí hậu là gì?

Đới khí hậu được định nghĩa là thời tiết trung bình tại một khu vực. Kiểu thời tiết này thường là đã được thể hiện trong một khoảng thời gian tương đối dài từ 30 năm trở lên. Hiện nay, theo hệ thống phân loại khí hậu Köppen thế giới được chia làm 5 đới khí hậu tương ứng với 5 vòng đai nhiệt chính bao gồm 2 đới lạnh (Hàn đới), 2 đới ôn hòa (Ôn đới) và 1 đới nóng (Nhiệt đới).

Cách nhận biết các đới khí hậu

Sự khác biệt giữa đới khí hậu này và đới khí hậu kia được sinh ra với nhiều yếu tố khác biệt như bức xạ, địa chất, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển.

Khí quyển

Trong hệ thống khí hậu thì khí quyển là phần vận động và có sự thay đổi nhiều nhất. Thành phần và sự chuyển động của các chất khí quanh trái đất hoàn toàn có thể thay đổi, chúng chịu tác động của các yếu tố tự nhiên và con người.

Thủy quyển

Những thay đổi trong thủy quyển, bao gồm những thay đổi về nhiệt độ và độ mặn, những điều này thì xảy ra chậm hơn rất nhiều so với những thay đổi trong khí quyển.

Băng vĩnh cửu

Lớp băng vĩnh cửu là một phần đặc biệt ổn định của hệ thống khí hậu. Các tảng băng và sông băng phản chiếu ánh sáng mặt trời, và tính dẫn nhiệt của băng và băng vĩnh cửu có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiệt độ. Lớp đóng băng cũng giúp điều chỉnh chu kỳ nhiệt.

Xem tiếp  Đặc Tính Và Vai Trò Của Chất Xúc Tác Trong Công Nghiệp Hoá Học

Địa hình và thảm thực vật

Địa hình và thảm thực vật ảnh hưởng đến sự hình thành các đới khí hậu vì chúng quyết định ảnh hưởng năng lượng của mặt trời lên trái đất. Sự phong phú của thực vật và loại lớp phủ đất (chẳng hạn như đất, cát hoặc nhựa đường) ảnh hưởng đến sự bốc hơi và nhiệt độ môi trường.

Sinh quyển

Sinh quyển, thuật ngữ chung cho tất cả các sinh vật sống trên Trái đất, có tác động sâu sắc đến khí hậu. Thông qua quá trình quang hợp, thực vật giúp điều chỉnh dòng khí nhà kính trong khí quyển. Rừng và đại dương đóng vai trò là “bể chứa carbon” có tác dụng làm mát khí hậu. Các sinh vật làm thay đổi cảnh quan thông qua sự phát triển tự nhiên và các cấu trúc nhân tạo như hang động, đập và gò đất. Những cảnh quan bị thay đổi này có thể ảnh hưởng đến các kiểu thời tiết như gió, xói mòn và thậm chí cả nhiệt độ.

Phân loại các đới khí hậu

Hàn đới

Khí hậu Hàn đới có giới hạn từ 2 vòng cực đến tận 2 cực Bắc và Nam. Cụ thể Hàn đới kéo dài từ 63 độ 33 phút bắc đến 90 độ Bắc ở cực Bắc và 63 độ 33 phút Nam ở cực Nam. Ở đây, góc chiếu của Mặt Trời nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn, mùa hè ngắn kéo dài 2 – 3 tháng nhưng nhiệt độ cũng chỉ khoảng 10 độ C.

Khí hậu ở khu vực Hàn đới khá khắc nghiệt, lạnh quanh năm, luôn có băng tuyết bao phủ và có nền nhiệt cực kỳ thấp, trung bình luôn dưới -10 độ, thậm chí có lúc xuống đến -50 độ. Lượng mưa ở đây tương đối thấp, thường là dưới 500mm, thường rơi dưới dạng tuyết vào mùa hè. Ở hàn đới, loại gió thường hoạt động là gió Đông cực, thường xuyên có bão tuyết lớn lạnh cắt da.

Xem tiếp  10 Thảm Họa Thiên Nhiên Chết Chóc Nhất Trong Lịch Sử

Ôn đới

Khí hậu Ôn đới có giới hạn từ đường chí tuyến đến vòng cực Bắc và Nam. Cụ thể, Ôn đới kéo dài từ 23 độ 27 phút Bắc đến 63 độ 33 phút Bắc ở phía Bắc và 23 độ 27 phút Nam đến 63 độ 33 phút Nam ở phía Nam. Ở đây, bức xạ mặt trời đến lớn hơn so với khu vực Hàn đới, nhiệt độ cũng cao hơn so với nhiệt độ của Hàn đới.

Ở đây có 4 mùa tương đối rõ rệt, độ dài ngày đêm cũng khác nhau đáng kể trong suốt 1 năm, tính chất của khí hậu tương đối ôn hòa, thảm thực vật dài hơn, đó là lý do vì sao nơi đây được gọi là Ôn đới. Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 500mm đến 1000mm, nhiều gấp đôi so với Hàn đới. Khu vực này thường xuyên hoạt động loại gió Tây Ôn đới.

Nhiệt đới

Phần còn lại từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam chính là khu vực giới hạn của khí hậu Nhiệt đới. Góc chiếu của mặt trời lên khu vực này là lớn nhất, thời gian chiếu trong năm không chênh lệch nhiều.

Nền nhiệt ở khu vực này tương đối cao duy trì trung bình luôn trên 18 độ C, quanh năm nóng do lượng nhiệt hấp thụ được tương đối nhiều. Khác với 2 đới còn lại, ngoài nền nhiệt cao và lượng nhiệt nhận được lớn thì ở đây còn có lượng mưa cực kì lớn, khoảng từ 1500mm đến 2000mm/ năm. Gió Tín phong thường thổi trong khu vực này.

Xem tiếp  Sóng Ánh Sáng Là Gì? Hiện Tượng Tán Sắc Ánh Sáng

Việt Nam thuộc đới khí hậu nào?

Việt Nam thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vì vậy, khí hậu nước chúng ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đất nước Việt Nam nằm hoàn toàn trong chí tuyến, đồng thời nằm ở rìa Đông Nam của lục địa châu Á, giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu gió mùa mậu dịch thường thối ở vùng có vĩ độ thấp.

Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa là có mưa tập trung theo mùa và có gió mùa. Mùa mưa ở Việt Nam thường là từ tháng 5 – tháng 10 trong năm và có gió mùa hạ ẩm thổi. Mùa khô thì thường bắt đầu từ tháng 11 – tháng 4 năm sau và ngược lại có gió mùa đông khô thổi. Nhiệt độ trung bình năm rơi vào khoảng trên 20 độ C.

Trên đây là tất cả những điều cần biết về các đới khí hậu trên Trái Đất và đới khí hậu của Việt Nam. Hi vọng những nội dung mà Blog Trung Học Phổ Thông đem lại hữu ích với các bạn.

Bài viết liên quan